KHÍ THIÊN NHIÊN HÓA LỎNG - LNG LÀ GÌ? CÁC ỨNG DỤNG CỦA LNG


Được mệnh danh là sản phẩm năng lượng của thời đại mới, khí LNG ngày càng được sử dụng phổ biến tại nhiều nước phát triển trên thế giới. Vậy, LNG là gì, đặc điểm nổi bật và quá trình sản xuất LNG diễn ra như thế nào. Tại sao, LNG là nhiên liệu thiên nhiên thân thiện với môi trường và được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới? Trong bài viết này hãy cùng Gas South tìm hiểu về chủ đề này để hiểu rõ hơn về khí thiên nhiên hóa lỏng LNG nhé!

 

1. Tìm hiểu khí thiên nhiên hóa lỏng LNG là gì?

LNG là gì, đặc điểm nổi bật và quá trình sản xuất LNG diễn ra như thế nào? Hãy cùng Gas South tìm hiểu ngay sau đây!

 

1.1 Khái niệm khí thiên nhiên hóa lỏng LNG

Khí thiên nhiên hóa lỏng LNG (tên tiếng Anh - Liquefied Natural Gas) là khí thiên nhiên có thành phần chính là Metan (chiếm khoảng 95%). LNG là khí thiên nhiên được hóa lỏng bằng nhiệt độ làm lạnh sâu (khoảng -162 độ C) giúp thuận lợi hơn trong việc tích trữ và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Hiện nay, LNG được xem là nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường và được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.  

 

khi-thien-nhien-hoa-long-lpg-la-gi-0

Khí thiên nhiên hóa lỏng LNG - Liquefied Natural Gas

 

1.2 Đặc điểm nổi bật của LNG

Khí thiên nhiên hóa lỏng LNG có đặc điểm không màu, không mùi, nhẹ hơn và dễ tan vào không khí. Khi cháy, LNG có thể tạo ra ngọn lửa có nhiệt độ rất cao (khoảng 1880 độ C). Đặc biệt, LNG có khả năng cháy hoàn toàn mà không để lại cặn giúp các loại thiết bị và máy móc an toàn hơn, giảm hao mòn, ít phải bảo trì và tăng tuổi thọ so với xăng, dầu. 

LNG được sản xuất bằng cách hóa lỏng khí thiên nhiên ở nhiệt độ rất thấp từ -120 độ C đến - 170 độ C. Trong đó, -162 độ C được xem là nhiệt độ tiêu chuẩn giúp loại bỏ tạp chất và hóa lỏng LNG tốt nhất. 

 

khi-thien-nhien-hoa-long-lpg-la-gi-1

Tàu chuyên chở khí thiên nhiên hóa lỏng LNG trên biển

 

 

Sau khi được hóa lỏng, LNG có sức chứa gấp 2,4 lần so với khí CNG. Ở điều kiện tiêu chuẩn, LNG chỉ chiếm khoảng 1/600 tổng thể tích so với khí thiên nhiên ở điều kiện tiêu chuẩn (1atm, 15 độ C). Bởi vậy, LNG được xem là sản phẩm khí thiên nhiên hóa lỏng thuận tiện cho việc tồn chứa và vận chuyển. Đây cũng là ưu điểm nổi bật nhất của LNG so với các sản phẩm khí thiên nhiên khác.

 

1.3 Quá trình sản xuất LNG như thế nào? 

Để sản xuất LNG, trước tiên khí thiên nhiên sau khi khai thác sẽ được vận chuyển tới các nhà máy tinh lọc để loại bỏ và xử lý các tạp chất. Trong quá trình này, các hợp chất không phải là hidrocacbon sẽ bị loại bỏ, phổ biến nhất là Carbon Dioxide và Hydro Sulfide. Sau khi các tạp chất được loại bỏ hoàn toàn, khí thiên nhiên sẽ được làm lạnh ở nhiệt độ -162 độ C để hóa lỏng. Cuối cùng, khí thiên nhiên hóa lỏng LNG sẽ được bơm vào các bồn chứa có thiết kế đặc biệt để bảo quản và tránh rò rỉ. 

 

khi-thien-nhien-hoa-long-lpg-la-gi-3

Quá trình sản xuất khí thiên nhiên hóa lỏng LNG 

 

 

Hiện nay, phương tiện vận chuyển LNG chính là các tàu biển LNG đặc biệt có tải trọng từ 170.000m3 đến 260.000m3. Ngoài ra, LNG cũng có thể được chuyên chở trên đất liền bằng các loại xe bồn và tàu hỏa có trọng tải từ 2500m3 đến 12.000m3. Khi đến nơi tiêu thụ, LNG sẽ được chuyển về dạng khí và dẫn trực tiếp đến nơi tiêu thụ (nhà máy sản xuất điện, khu dân cư và khu công nghiệp) thông qua hệ thống đường ống dẫn khí. 

 

1.4 Mức giá bán của khí thiên nhiên hóa lỏng LNG hiện nay

Về giá cả, khí thiên nhiên hóa lỏng LNG có sự dao động khá lớn trong thời gian qua. Trong giai đoạn 2011-2014, LNG có giá bán tương đối cao - khoảng 17,24 USD/MMBTU (Metric Million British Thermal Unit). 

Vào đầu năm 2016, LNG có đợt giảm giá mạnh do cung vượt cầu, lúc này LNG có giá chỉ còn 4,05 USD/MMBTU và tăng trở lại mức 9,95 USD/MMBTU vào đầu năm 2017 do Bắc Mỹ và châu Âu có đợt rét lạnh kỷ lục nên cần nguồn LNG lớn. 

Trong giai đoạn đại dịch Covid-19 diễn ra, giá LNG có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng do tình trạng cầu sụt giảm đột ngột. Tuy nhiên vào đầu tháng 1/2021, khí thiên nhiên hóa lỏng LNG đã lấy lại đà tăng giá ở mức 8,21 USD/MMBTU và đạt mức 24,71 USD/MMBTU ở đầu năm 2022.  

Mức giá LNG có đợt tăng giá kỷ lục vào tháng 2/2022 kể từ thời điểm xung đột giữa Ukraine và Nga diễn ra. Lúc này, giá LNG đã có thời điểm đạt trên 40 USD/MMBTU. Do Nga là một trong những nguồn cung khí tự nhiên lớn nhất trên thế giới, do vậy với tình trạng leo thang căng thẳng kéo dài hiện nay, giới chuyên môn nhận định giá LNG sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới.  

 

khi-thien-nhien-hoa-long-lpg-la-gi-2

Nga - một trong những nguồn cung khí thiên nhiên hóa lỏng LNG lớn nhất thế giới

 

2. Ứng dụng của khí thiên nhiên hóa lỏng LNG

Ngoài những ưu điểm vượt trội được kể trên, LNG còn đem lại hiệu quả kinh tế cao và có rất nhiều ứng dụng thực tế trong đời sống và sản xuất công nghiệp. So với dầu diesel và xăng, LNG có hiệu suất đốt cháy cao không chỉ tiết kiệm nhiên liệu mà còn giúp bảo vệ động cơ, giảm hao mòn và tăng hiệu suất sử dụng. LNG cũng được xem là nhiên liệu an toàn, không độc, dễ phân tán trong không khí và ít cháy nổ. Bởi vậy, các sự cố cháy nổ và rò rỉ LNG thường ít gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với xăng, dầu. 

LNG là loại khí thiên nhiên có độ tin cậy cao và rất an toàn cho con người và môi trường. Nó là nhiên liệu hóa thạch sạch nhất và có hiệu quả kinh tế cao nhất. Theo tài liệu đã được công bố của một số cơ quan quản lý năng lượng uy tín, trữ lượng LNG trên thế giới còn rất dồi dào, đủ sức đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lâu dài của nhân loại. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến nhất của LNG trong đời sống và sản xuất mời bạn tham khảo:   

     - Sử dụng LNG làm nhiên liệu thay thế cho than đá trong các buồng đốt tại các nhà máy nhiệt điện. 

     - Sử dụng LNG làm nhiên liệu đốt cháy cho các hệ thống sưởi ấm, hệ thống sấy khô trong các khu dân cư và xưởng sản xuất thực phẩm. 

     - Sử dụng làm nhiên liệu thay thế cho xăng và dầu diesel trong ngành vận tải. 

     - Sử dụng làm nguồn năng lượng sạch cho các khu dân cư hoặc các hộ dân ở biển đảo, vùng sâu, vùng xa…

     - Sử dụng làm nhiên liệu trong các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, sản xuất gạch, gốm sứ… 

 

3. Khí thiên nhiên hóa lỏng LNG có phải là khí sạch không? 

Khí thiên nhiên hóa lỏng LNG là nguồn năng lượng sạch với hàm lượng khí thải thấp hơn rất nhiều so với các loại nhiên liệu hóa thạch phổ biến khác như than đá, xăng, dầu. Trung bình, khi các hidrocacbon trong LNG cháy hoàn toàn, nó thải ra ít hơn 40% khí nhà kính. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều quốc gia phát triển trên thế giới lựa chọn LNG trở thành nhiên liệu chính giúp giảm sự phụ thuộc vào than đá và xăng dầu. 

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, việc chuyển sang sử dụng LNG giúp các phương tiện giao thông giảm lượng khí thải từ 13% đến 21% so với xăng và dầu diesel. Bên cạnh đó, LNG còn có hiệu suất đốt cháy rất cao, giúp chủ phương tiện tiết kiệm được rất nhiều chi phí nhiên liệu. Do vậy, LNG thực sự là nguồn năng lượng sạch, giúp cắt giảm khí thải và bảo vệ môi trường hiệu quả. 

 

4. Tình hình phát triển công nghệ điện khí thiên nhiên hóa lỏng LNG tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, nhu cầu LNG trên thế giới có tốc độ gia tăng rất đáng kể theo từng năm đem đến cơ hội phát triển lớn cho ngành công nghiệp điện khí của Việt Nam. Bên cạnh đó cũng tồn tại rất nhiều thử thách cần phải vượt qua, cụ thể như sau: 

 

4.1 Cơ hội

Sau hội nghị các bên về biến đổi khí hậu COP21, việc sử dụng các dạng năng lượng có lượng khí thải thấp được nhiều tổ chức quốc tế về tài chính và môi trường nhiệt tình ủng hộ. Đây là cơ hội đầu tiên cho nước ta trong việc chuyển dịch sử dụng các loại nhiên liệu truyền thống như xăng, dầu, than đá sang sử dụng LNG. 

Tiếp theo, nhu cầu LNG trên thế giới ngày càng tăng theo từng năm cho thấy nguồn cung LNG sẽ ngày càng dễ tiếp cận hơn. Khi nhu cầu LNG tăng cao, các cơ sở vật chất sử dụng cho quá trình lưu trữ và vận chuyển LNG sẽ càng được cải thiện và phát triển hơn. Nhờ đó, Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với nguồn cung LNG ổn định, chất lượng với mức giá tốt hơn. 

Chính phủ và các cơ quan quản lý năng lượng tại Việt Nam cũng đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của LNG đối với việc phát triển kinh tế trong nhiều năm tới. Cụ thể, theo quy hoạch điện VIII, các nhà máy nhiệt điện sử dụng LNG sẽ được đầu tư xây dựng liên tục trong giai đoạn 2025 - 2030. Bên cạnh đó, các dự án nhiệt điện sử dụng than đá trên toàn quốc đã không được xem xét phát triển và được yêu cầu thay thế bằng LNG thân thiện với môi trường. 

 

khi-thien-nhien-hoa-long-lpg-la-gi-4

Hàng loạt nhà máy nhiệt điện sử dụng LNG được đầu tư xây dựng tại Việt Nam

 

 

Hàng loạt các dự án khí điện LNG đã được quy hoạch triển khai như: khí điện LNG Thị Vải - Nhơn Trạch tổng công suất 1500 MW, tổ hợp khí điện Sơn Mỹ tổng công suất 4000 MW, trung tâm điện lực Cà Ná tổng công suất 1500 MW, trung tâm điện lực LNG Long Sơn tổng công suất 1500 MW, trung tâm nhiệt điện Bạc Liêu tổng công suất 3200 MW. Ngoài ra, tại rất nhiều địa phương khác, hàng loạt dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng có công suất thấp hơn đang được quy hoạch triển khai sớm.

 

4.2 Thách thức

Mặc dù, LNG là nhiên liệu hóa thạch thân thiện môi trường và có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Nhưng để khai thác tốt những tiềm năng mà LNG đem lại đòi hỏi việc xây dựng hạ tầng công nghệ cao với số vốn đầu tư rất lớn. Đây thực sự là một nhiệm vụ nặng nề và là rào cản lớn đối với ngành điện của Việt Nam trong thời gian tới. 

Việc quy hoạch và đầu tư xây dựng các dự án phát triển khí điện LNG cũng còn tồn tại nhiều bất cập. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do còn thiếu kinh nghiệm dẫn đến tình trạng lúng túng chỉ đạo và thiếu khung pháp lý phù hợp. Nhiều địa phương đã xảy ra tình trạng đăng ký đầu tư ồ ạt theo phong trào dẫn đến nảy sinh rất nhiều tiêu cực trong quá trình xét duyệt và triển khai. Rất nhiều dự án vẫn chưa được triển khai hoặc bị kéo dài tiến độ gây phát sinh chi phí và độn vốn so với kế hoạch ban đầu. 

Về khía cạnh pháp lý, hiện nay chúng ta chưa kịp hoàn thiện khung pháp lý phù hợp cho quá trình phát triển điện khí LNG. Các quy định và trình tự đầu tư còn vênh nhau giữa luật xây dựng, luật đầu tư, luật môi trường, luật đấu thầu và gần nhất là luật quy hoạch. Theo IEEFA, giới đầu tư nước ngoài tỏ ra rất quan ngại đối với luật PPP (luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư có hiệu lực từ 1/1/2021) bắt buộc áp dụng luật Việt Nam trong quá trình giải thích hợp đồng và không có quy định về bảo lãnh của chính phủ đối với nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của EVN. 

Về giá: khí thiên nhiên hóa lỏng LNG có xu hướng giá biến động quá lớn trong 10 năm trở lại đây. Đặc biệt khi leo thang căng thẳng kéo dài giữa Nga và Ukraina trong thời gian qua đã khiến giá LNG có xu hướng tăng quá cao, khiến chi phí nguyên liệu đầu vào tăng đáng kể, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất vận hành và lợi ích kinh tế của các dự án điện khí LNG. 

 

5. Giới thiệu Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí miền Nam (Gas South) - nhà cung cấp LNG hàng đầu. 

Gas South - Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí miền Nam giữ vai trò chủ đạo trong công tác phân phối và kinh doanh sản phẩm khí toàn bộ các tỉnh từ Cà Mau đến Nghệ An. Sau hơn 23 năm hoạt động cùng phương châm “An toàn - Chất lượng - Hiệu quả”, Gas South đã vươn mình trở thành một trong những doanh nghiệp kinh doanh LPG, CNG hàng đầu và tiên phong trong lĩnh vực phân phối LNG tại Việt Nam.

 

khi-thien-nhien-hoa-long-lpg-la-gi-5

Gas South - đơn vị cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng LNG hàng đầu Việt Nam

 

 

Đến với Gas South, quý đối tác và quý doanh nghiệp không chỉ được tiếp cận với nguồn LNG ổn định lâu dài với mức giá cạnh tranh mà còn có quyền lựa chọn sử dụng loại nhiên liệu có giá rẻ nhất trong 3 loại sản phẩm LPG, CNG và LNG giúp tối ưu chi phí nhiên liệu. Để liên hệ tư vấn và nhận báo giá khí thiên nhiên hóa lỏng LNG, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Gas South qua các kênh sau: 

  • Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí miền Nam - Gas South

  • Trụ sở chính:Lầu 4, PetroVietnam Tower, Số 1 - 5 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh 

  • Điện thoại: 028.3910 0108 - 028.3910 0324

  • Email: lienhe@pgs.com.vn 


Trên đây là bài viết tìm hiểu nhanh về khí thiên nhiên hóa lỏng LNG là gì, đặc điểm và ứng dụng của LNG trong đời sống. Mong rằng, những thông tin được Gas South đề cập trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường này. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về LNG, hãy liên hệ trực tiếp qua hotline hoặc để lại bình luận để được Gas South hỗ trợ miễn phí. Gas South rất mong nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của quý đối tác và quý doanh nghiệp trong thời gian tới!

https://dribbble.com/shots/22277262-KH-THI-N-NHI-N-H-A-L-NG-LNG

https://linkhay.com/blog/822830/khi-thien-nhien-hoa-long-lng

https://mastodon.cloud/@gassouthpgs/110892173413080970

http://forum.dmec.vn/index.php?threads/kh%C3%AD-thi%C3%AAn-nhi%C3%AAn-h%C3%B3a-l%E1%BB%8Fng-lng.610011/

#khi-lng-la-gi, #gassouth, #pgs, #khílnglàgì, #gas-dau-khi, #gas-south


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gas South

Tìm hiểu khí thiên nhiên là gì, khí tự nhiên là gì?

A Comprehensive Guide to Liquefied Natural Gas (LNG)