Phát triển thị trường khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại Việt Nam

 Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được xem là nhiên liệu chính yếu thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nhiên liệu sạch thân thiện với môi trường. Để đảm bảo nguồn cung năng lượng phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam đang từng bước chuẩn bị xây dựng cơ sở hạ tầng đón đầu nhập khẩu nhiên liệu LNG, đồng thời lên kế hoạch triển khai ứng dụng LNG trong đa lĩnh vực, đặc biệt là sản xuất điện khí LNG. Dưới đây là những thông tin tổng quan về ngành LNG tại Việt Nam trong những năm gần đây.

 

1. Thông tin cơ bản về khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG)

Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) là khí thiên nhiên được làm lạnh ở nhiệt độ -162oC thành dạng lỏng thuận tiện cho việc tồn chứa và vận chuyển. LNG không mùi, không màu, không độc và không ăn mòn. LNG được đánh giá là nguồn nhiên liệu hóa thạch sạch nhất bởi quá trình tiêu thụ tạo ra ít khí thải độc hại, đồng thời không tạo ra muội than, khói bụi gây ô nhiễm môi trường. 

 

thi-truong-lng-tai-viet-nam


 

2. Tổng quan thị trường LNG tại Việt Nam

Ngành công nghiệp khí của Việt Nam hiện ở giai đoạn đang phát triển so với thế giới. Nhu cầu tiêu thụ khí thiên nhiên trong nước thấp hơn so với khu vực và thế giới, nhưng lại có xu hướng tăng đều đặn. Theo BMI Research, trữ lượng khí thiên nhiên tại Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực (sau Indonesia và Malaysia) với sản lượng khai thác trung bình hàng năm đạt khoảng 10.6 tỷ m3 khí. Báo cáo ngành khí Việt Nam dự đoán với tốc độ khai thác hiện tại, tổng trữ lượng khí sẽ đủ khai thác trong vòng 18 - 20 năm tới tính từ thời điểm năm 2020. Tuy nhiên, để đáp ứng cho việc phát triển điện khí mạnh mẽ trong tương lai, nhu cầu tăng do làn sóng dịch chuyển nhà máy sản xuất từ các nước về Việt Nam, và sự sụt giảm của các mỏ khí, việc nhập khẩu khí LNG là giải pháp thiết yếu.

thi-truong-lng-tai-viet-nam-2

 

Về tình hình sử dụng khí LNG tại Việt Nam, khí LNG được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu cho các nhà máy điện và hộ tiêu thụ công nghiệp. Đặc biệt các dự án điện và kho cảng LNG đang khiến thị trường LNG tại Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Được biết, lượng khí LNG nhập khẩu vào Việt Nam sẽ phục vụ chính cho việc sản xuất điện khí nhằm giảm thiểu phát thải gây ô nhiễm môi trường từ nhiệt điện than, cùng với đó là đảm bảo nguồn cung ổn định trước sự sụt giảm của tài nguyên than đá, thuỷ điện do hạn hán và khai thác quá mức đe dọa sản lượng phát điện trong tương lai gần. 

 

3. Cơ hội và thách thức ngành khí thiên nhiên hoá lỏng LNG Việt Nam những năm tới

Việc nhập khẩu LNG được xem là giải pháp quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, hướng tới tương lai năng lượng sạch. Việt Nam đang thực hiện gấp rút các dự án kho cảng và phân phối LNG chuẩn bị cho việc nhập khẩu, cùng với đó là hơn 20 dự án nhà máy điện khí LNG đã được phê duyệt về kế hoạch triển khai xây dựng và tiến độ thực hiện. Cho đến thời điểm hiện tại, các dự án LNG đang dần hoàn thiện, trong đó kho cảng LNG Thị Vải của PV Gas sẽ sớm được vận hành trong năm 2023. 

Hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát triển năng lượng đi đôi với bảo vệ môi trường, cùng với việc sụt giảm nguồn cung nhiên liệu trong tương lai, Việt Nam đang gấp rút chuẩn bị cho việc nhập khẩu LNG từ các quốc gia bên ngoài nhằm đảm bảo nhu cầu trong nước. Trong thời gian tới, bên cạnh thúc đẩy triển khai cơ sở hạ tầng cho việc nhập khẩu LNG, nước ta đang nỗ lực hoàn thành các dự án điện khí LNG phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với cam kết của đất nước về mục tiêu giảm phát thải. Gas South hiện đã và đang chuẩn bị hoàn thành tốt cơ sở hạ tầng, tiên phong đón đầu việc nhập khẩu và phân phối LNG tới người tiêu dùng trong nước.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gas South

Tìm hiểu khí thiên nhiên là gì, khí tự nhiên là gì?

A Comprehensive Guide to Liquefied Natural Gas (LNG)